Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab, chỉ sau Facebook, Zalo là ứng dụng được sử dụng rộng rãi thứ hai tại Việt Nam. Điều này mang đến cơ hội đặc biệt cho các nhà tiếp thị tiếp cận hàng triệu người dùng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Trong bài viết này, cùng Phần Mềm MKT tìm hiểu về thuật ngữ “Zalo Marketing” và các cách thực hiện chiến lược Zalo Marketing.
I. Tổng quan về Zalo Marketing
Trước khi tìm hiểu về cách thực hiện chiến lược Zalo Marketing hiệu quả, bạn sẽ cần hiểu rõ về thuật ngữ “Zalo Marketing”.

1. Định nghĩa Zalo Marketing
Zalo Marketing là hoạt động Marketing trên nền tảng Zalo nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau, trong đó bao gồm quảng cáo, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng hoặc các hình thức khác có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Các hình thức Zalo Marketing phổ biến
Sau đây là 7 hình thức Marketing Zalo hiệu quả phổ biến được sử dụng bởi phần lớn các người bán hàng và doanh nghiệp để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu:
- Zalo Marketing với tài khoản Zalo OA: Mở kênh Zalo chính thức của doanh nghiệp để tương tác với khách hàng. Để bắt đầu, doanh nghiệp phải có tài khoản cá nhân. Việc xác minh của quản trị viên yêu cầu người dùng tải lên CMND (CNMD dành cho người Việt Nam) và ảnh khuôn mặt. Các tính năng cụ thể của Zalo OA như: Chatbot, dịch vụ thông báo, truy cập quảng cáo Zalo Ad, thu thập dữ liệu, tổng hợp các bài viết và tin nhắn, hoạt động,…
- Zalo Marketing bằng tài khoản cá nhân: Tài khoản cá nhân hoàn toàn có thể đưa vào hoạt động Marketing. Các tính năng này bao gồm: kết bạn hàng loạt, nhắn tin, đăng tải các bài viết, tham gia các hội nhóm liên quan để “cào” tệp khách hàng và nghiên cứu đối thủ,… Các hoạt động này hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng lượng người tiếp cận, biết đến doanh nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Zalo Marketing với dịch vụ Quảng cáo trên Zalo: sử dụng công cụ quảng cáo của Zalo để đưa tin, bài viết đến với đối tượng mục tiêu. Để chạy quảng cáo trên nền tảng Zalo doanh nghiệp cần có Tài khoản chính thức. Doanh nghiệp có thể thực hiện chạy quảng cáo dưới các hình thức như video, bài báo, khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm (thông qua Zalo Shop)
- Zalo Marketing với Bot Zalo: trả lời tin nhắn khách hàng tự động, hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhân lực cho doanh nghiệp
- Zalo Marketing với Zalo Shop: Nơi người sử dụng Zalo App có thể mua và bán các sản phẩm. Các tính năng chính của Zalo Shop như như mã QR, gửi tin nhắn, trò chuyện kết nối khách hàng và nhà cung cấp.
- Zalo Marketing qua nhóm Zalo: nhóm kín với những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, các hoạt động chủ yếu là chăm sóc khách hàng, hỗ trợ bán hàng, tương tác nhanh chóng và thường xuyên với khách hàng
- Sử dụng các công cụ/ phần mềm hỗ trợ thực hiện Zalo Marketing: Trong bài viết này, Phần Mềm MKT sẽ giới thiệu cho các chủ shop kinh doanh một phần mềm hỗ trợ tiếp cận khách hàng trên Zalo vô cùng hiệu quả đó là phần mềm MKT Zalo. MKT Zalo sẽ hỗ trợ các chủ shop kết bạn, gửi tin nhắn, hỗ trợ kéo mem vào nhóm Zalo và quản lý tài khoản Zalo không giới hạn số lượng. Tất cả đều được thực hiện hoàn toàn tự động. Dưới đây là các tính năng của phần mềm MKT Zalo:

3. Ưu nhược điểm của Zalo Marketing
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thị trường xuất hiện đa dạng nền tảng, các hình thức để các Marketer thực hiện các hoạt động tiếp thị của mình. Vậy Zalo Marketing có điểm gì khác biệt, những ưu điểm và nhược điểm của nó là gì so với các hình thức tiếp thị khác?
Ưu điểm:
Zalo Marketing sở hữu 5 ưu điểm chính gồm:
- Chi phí thấp: so với các hình thức quảng cáo truyền thống khác
- Tỷ lệ tương tác cao: có thể đạt tới hơn 90% nếu nội dung hấp dẫn
- Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng nhờ lượng người dùng lớn
- Thân thiện, gần gũi với khách hàng nhờ tính chất của Zalo
- Thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng qua tương tác

Nhược điểm:
Tuy nhiên Zalo Marketing cũng là công cụ có những nhược điểm như:
- Thị trường cạnh tranh cao do nhiều đối thủ cùng sử dụng
- Khó khăn trong việc làm nổi bật thương hiệu
- Đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian để duy trì hoạt động
- Hiệu quả về lâu dài còn phụ thuộc nhiều yếu tố
II. Các bước thực hiện một chiến dịch Zalo Marketing hiệu quả
Triển khai Zalo Marketing sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai một chiến dịch hiệu quả là không hề đơn giản. Điều này chính xác không chỉ với Zalo mà với tất cả các nền tảng. Doanh nghiệp có thể tham khảo các bí quyết tiếp thị hiệu quả trên Zalo dưới đây để tiến gần hơn đến thành công:
1. Xác định mục tiêu rõ ràng:
Cùng đội nhóm Marketing của bạn xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể của chiến dịch như:
- Gia tăng lượng tương tác của các bài viết về trên Fanpage,
- Tăng lượng khách truy cập những bài viết trên website
- Quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể
- Tăng khả năng quay trở lại và tiếp tục dùng sản phẩm
- Tăng khách hàng trung thành

2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu của bạn
Bên cạnh đó, một việc không thể bỏ qua khi thực hiện bất cứ chiến dịch nào đó chính là xác định chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp:
- Trong bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu và phân tích các yếu tố về khách hàng mục tiêu như nhân khẩu học, tâm lý, hành vi.
- Bằng việc hiểu rõ các đặc điểm của khách hàng, chẳng hạn như: Lý do khách hàng nên mua sản phẩm của doanh nghiệp, vấn đề của họ có được giải quyết khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường & đối thủ cạnh tranh
Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp:
- Hiểu rõ hơn nhu cầu và thói quen của khách hàng trên kênh Zalo
- Xác định được xu hướng và sở thích của họ
- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
- Lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp
Kết quả của bước này sẽ giúp chiến dịch đi đúng hướng và hiệu quả hơn.

4. Xây dựng nội dung thu hút, tương tác cao
Một số gợi ý để tạo nội dung “viral” trên Zalo:
- Tinh thần vui vẻ, hài hước
- Mang tính giải trí, trò chuyện
- Câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng
- Thông tin hữu ích, “share” kiến thức hữu ích
- Tương tác 2 chiều với người dùng
- Ngoài ra, kết hợp nhiều định dạng nội dung (văn bản, hình ảnh, video,…) cũng góp phần làm tăng tỷ lệ tương tác.

5. Lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu
Căn cứ vào mục tiêu và đặc điểm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức Zalo Marketing phù hợp như:
- Quảng cáo Zalo nếu muốn tiếp cận nhiều người trong thời gian ngắn
- Kênh Zalo Official Account để tương tác và chăm sóc khách hàng
- Tạo các nhóm Zalo kín để hỗ trợ bán hàng
- Sử dụng Zalo Bot để tự động hóa quy trình hỗ trợ khách hàng, tiết kiệm chi phí nhân sự
6. Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch
Đo lường định kỳ để xem chiến dịch có đáp ứng được các mục tiêu đề ra không như:
- Số lượt tương tác, like, share, comment
- Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
- Doanh số bán hàng
- Chi phí cho mỗi khách hàng mới
Trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh chiến dịch kịp thời nếu cần để tối ưu kết quả.

7. Tinh chinh chiến lược và tối ưu hóa chiến dịch dựa trên dữ liệu
Phân tích dữ liệu khách hàng để biết rõ hơn xu hướng và nhu cầu của họ. Từ đó, cải tiến nội dung và chiến lược Zalo Marketing cho phù hợp.
IV. Kết luận:
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn đã nắm rõ được những kiến thức cơ bản về Zalo Marketing và đã có thêm nhiều góc nhìn về hình thức Zalo Marketing trên nền tảng 50 triệu người dùng này.